User:Vuara/Source for translating Prefixes
http://demthu.lonestar.org/541-unicode/vhnt541-bienkhaoKM.htm
15 December 2001
Văn Chương qua Văn bản (linear), Văn kiện (hypertext) và văn "Cấu"
Khải Minh
Phần A: Từ kỹ thuật đến văn chương *
I. Khái niệm *
1. Nhìn lại các biến chuyển trong lãnh vực thông tin *
2. Chuyển dạng *
3. Công dụng của văn kiện *
4. Những cuộc cách mạng về chữ nghĩa *
5. Xuôi, ngược trong văn kiện *
II. Đối chiếu *
III. Nhận định *
Phần B. Đọc để sáng tác *
I. Tóm tắt *
II. Bằng chứng: *
1. Nguyễn Du *
2. Đoàn Thị Điểm *
3. Người dịch *
III. Văn bản là gì? *
1. Tác giả *
2. Độc gỉa *
3. Phương tiện: *
4. Cấu trúc: *
IV. Văn kiện là gì? *
1. Hóa Ảo: *
2. Theo ngẫu cơ: *
3. Đen đỏ: *
V. Văn "cấu" *
Phần A: Từ kỹ thuật đến văn chương
I. Khái niệm
1. Nhìn lại các biến chuyển trong lãnh vực thông tin
a. Truyền khẩu 100%
b. Từ truyền khẩu qua chữ nghĩa (3000 năm trước Công Nguyên đến ngày có truyền thanh, truyền hình). Qua mấy chục thế kỷ này, con người đã lập được một gia tài chữ nghĩa vượt khả năng truyền khẩu về trí nhớ, về cấu trúc, về ngôn từ (từ cụ thể sang trừu tượng). Thí dụ những động từ liên quan đến mắt chúng ta có thể kể sơ sơ những động từ đơn: Coi, Dòm, Đọc, Liếc, Ngắm, Ngó, Nhắm, Nhìn, Thấy, Trông, Xem... Chưa hết, động từ "Ngắm" chỉ dành cho những gì đẹp, mơ mộng. Vậy thì hãy đặt câu hỏi: những cảnh đẹp tạo ra động từ "ngắm" hay ngược lại, "ngắm" do con người dùng xếp loại sự vật? Do cảnh vật là văn chương, do con người là kỹ thuật (đương nhiên đó chỉ là hai thái cực).
c. Từ chữ nghĩa qua phim ảnh và điện toán:
Đây là sự luyện kim trong chữ nghĩa, giống như gạn từ ngàn ngàn mẫu tự để còn lại 24 chữ cái.
- Tài liệu khoa học, tin tức, lịch sử: chuyển thành phim ảnh, văn kiện (hypertext)
- Truyện dài: chuyển sang kịch, điện ảnh. (Kiếm hiệp, Trinh thám, Bạo lực... chuyển sang trò chơi điện tử hay điện toán (Game, một hình thức của hypertext)
- Thơ dài: chuyển sang nhạc.
Sở trường của chữ nghĩa chỉ còn lại Truyện Ngắn, Thơ Ngắn. Các đặc tính của văn chương (chuyển dần sang điện ảnh, điện toán, âm nhạc để) tập trung vào:
- Nội tâm: chiêm niệm, Thiền, tưởng tượng, siêu hình,... thí dụ như thơ Thiền, thơ Haiku, thơ Cấu.
- Truyền cấu: Truyền tiếp luồng sáng tác vào tâm tưởng người đọc. Thí dụ như truyện cười (người đọc phải suy ra buồn cười hay cười buồn), truyện ngụ ngôn, truyện ngắn (người đọc phải suy nghĩ rộng ra)
Hoặc chúng ta dừng ngang đây (giống như đọc văn kiện trên màn ảnh điện toán) để bấm nút nhảy tắt đến trang kỹ thuật thông tin gọi là hypertext, dịch là "văn kiện". Hoặc bạn có thể bấm trực tiếp đến: Đọc để sáng tác
2. Chuyển dạng
Ở dạng cơ bản, văn kiện là văn bản (từ sách vở) đưa vào mạng điện toán. Trang giấy ở văn bản chuyển thành màn ảnh ở văn kiện.
Tiếng tương đương của "linear" là "phẳng" đúng hơn là "một chiều" vì tờ giấy, trang sách có diện tích và hypertext không có nghĩa là "muôn chiều". Thí dụ với văn bản phẳng (sách, báo) chúng ta có rất nhiều cách ghi chú cho câu văn trích dẫn:
a. Không ghi mã số và ghi chú thích trong ngoặc đơn ngay cạnh câu trích dẫn.
b. Ghi mã số và ghi chú thích ở cuối trang có câu trích dẫn.
c. Ghi mã số và ghi chú thích ở cuối chương có câu trích dẫn.
d. Ghi mã số và ghi chú thích ở cuối sách.
e. Ghi mã số và ghi chú thích ở riêng một cuốn trong một bộ sách
f. Ghi mã số và chú thích nguồn xuất xứ (sách, địa chỉ internet, phim, tranh, nhạc, thư viện...)
Những cách ghi chú thích trong văn bản (linear) này chuyển sang văn kiện bằng những kỹ thuật nối tắt (nút bấm: click). Nút bấm nối (link) nhiều trang, nhiều quyển, nhiều bộ văn bản lại với nhau trong không gian điện toán. Như vậy, về phương diện tài liệu, văn bản và văn kiện chỉ khác nhau ở phần kỹ thuật (xếp đặt và truy cập).
Truy cập trong văn bản thì dùng tay, lật từng trang, tìm ở thư viện... trong khi đó, văn kiện thì dùng điện toán, bấm phím máy, tìm trên mạng. Có những loại văn bản không chuyển lên mạng thì chúng ta tiếp tục truy tìm bằng chân tay. Có biết bao văn kiện trên mạng vẫn phải ghi "trang trước", "trang tiếp" "trở về trang đầu", "mục lục"... nhiều khi không rõ ràng (vì không có số trang) như văn bản sách vở.
Riêng về văn chương, hầu như hypertext chỉ đóng vai trò kỹ thuật hơn là ý niệm sáng tác. Chúng ta có thể so sánh vần trong thơ với các chấu (link) trong văn kiện. Thí dụ thơ lục bát có 3 vần chuyển mạch thơ (cuối câu 8 vần cuối câu 6, cuối cấu sáu vần xuống tiếng thứ 6 ở câu 8 kế tiếp) giống như văn kiện dùng 3 chấu đến hoặc đi. Về điểm này (mới chỉ so sánh với lục bát chứ chưa so với thơ Đường), xem ra hypertext chưa chuyển mạch văn khéo léo bằng vần trong thơ.
3. Công dụng của văn kiện
Ngoài việc chuyển lên mạng những văn bản đã có, văn kiện còn tạo ra những cách viết, cách cấu trúc, cách đọc, cách nghe, cách truyền đạt rất khác so với thế giới cụ thể của văn bản. Thí dụ:
a. Cách viết: Nhiều kiểu chữ, xóa, sửa, cắt, dán, mầu sắc, âm thanh, chuyển động, ẩn, hiện... Tóm lại làm cho chữ nghĩa đa dạng hơn.
b. Cách xếp ý: Dùng thảo trình tự động để tạo ra bản văn. Cách này vừa cập nhật các ý tưởng của từng cá nhân để tạo ra thảo trình kết hợp ý muôn người trong một văn kiện. Thí dụ cách thu thập các nước đi của nhiều cao thủ cờ tướng để lập một thảo trình đấu cờ. Người đấu với máy kiểu này giống như một đấu với ngàn ngàn. Ngoại trừ gắn vào óc người bộ thảo trình như của máy thì may ra mới hy vọng thắng.
c. Cách cập nhật: Vì văn kiện (điện toán) chỉ hiện trên màn ảnh theo thảo trình nên mọi sửa đổi, thêm bớt, cài đặt, đổi dạng của người viết đều dễ dàng, chớp nhóang. Thêm vào đó, với đặc tính tự động của thảo trình, việc thu và phát văn kiện còn nhanh hơn, đầy đủ hơn, độc lập hơn so với con người.
d. Cách vận hành: Vì văn kiện uyển chuyển từ cách viết (nhiều dạng), cách xếp ý (từ nhiều người), cách cập nhật (từ nhiều nguồn), cách truyền bá (khắp nơi trên mạng) như vậy nên nó cho phép mọi người tham gia đọc, tham gia viết, tham gia chuyển dạng... Cuối cùng văn kiện trở thành một loại gì đó không có định nghĩa. Nó vừa để tham khảo vừa được bị khảo, vừa nhất thời vừa ở khắp nơi.
e. Cách tạo ảo: "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" (ca dao). Cũng nguyên tắc này, văn bản đã có ngàn cách tạo nghĩa (gọi là Mỹ từ pháp) nhưng văn kiện có nhiều cách kết hợp cụ thể hơn (so với văn bản) để biến hóa ngay trong tai, hiện trước mắt, chạy ở đầu ngón tay (thay vì trong tâm tưởng như văn bản). Kết hợp hình dạng con Trâu với con Voi tạo thành con Văn Kiện, kết hợp trai với gái để tạo dạng thơ thẩn, kết hợp những cái thực riêng rẽ để tạo cái ảo tổng thể. Kết hợp đúng với sai để tạo chữ nghĩa. Kết hợp giống phái sinh ra con cái.v.v.. Từ đây văn kiện có nhạc ảo tấu, cảnh siêu thực, tư tưởng máy, văn chương vô tính...
Nhưng kết hợp như thế nào để có nghệ thuật, có hồn?. Ví dụ giống phái phải và môi sinh phải kết hợp cách nào để khỏi gây nhân mãn. Chữ nghĩa kết hợp tư tưởng làm sao để khỏi sa vào các trường phái chủ trương "tách rời" như Hình Thức (formalism), Cấu Trúc (structuralism), Hậu Hiện Đại,... và các khuynh hướng phê bình không cần sáng tác, coi nặng hoặc hình thức hoặc nội dung đến độ giữa chúng không có sự cấu kết trong sáng tác.
4. Những cuộc cách mạng về chữ nghĩa
Văn chương (theo nghĩa rộng) thường có khuynh hướng đơn giản hóa hình thức, cô đọng nội dung (chọn lọc, hiểu ngầm, cắt tỉa, giới hạn, chú trọng cá tính, hoà hợp nội dung và hình thức...). Thí dụ:
a. Cô đọng cả vũ trụ bao la vào hai ý niệm Âm - - Dương trong triết và vào hai số "0", "1" trong điện toán.
b. Luyện lọc biết bao mẫu tự thiên nhiên (chim, cá, cây, suối, sông...) thành 24 chữ cái.
c. Bỏ biết bao kiểu viết, vẽ, ý, nhạc, để lập thành "bộ" trong tiếng Trung Hoa.
d. Siêu hình hóa, dùng 10 số hiệu (0, 1,2,3,...) để tính toán và diễn tả những số lượng mà đếm bằng phương tiện cụ thể cả đời không hết.
e. Cắt tỉa hết những rườm rà, mâu thuẫn, lộn xộn trong (nhật ký) cuộc đời thành một tác phẩm.
f. Giới hạn biết bao nhiêu từ ngữ để lập thành một cuốn tự điển chuyên môn.
g. Câu cú lúc thô sơ rất dài dòng, dần dà nhờ văn phạm, nhờ cách cấu trúc câu, đọan, khổ,... đã trở thành ngắn gọn.
h. Văn chương đi từ trường thiên tiểu thuyết đến truyện ngắn. Thơ đi từ thể phú dài vô hạn đến thể Haiku, tứ tuyệt, một câu lục bát.
i. Người đọc truyện hay thơ ở dạng văn bản cũng chỉ ghi nhận được một hai tiếng hoặc vài câu, hoặc chẳng được chữ nào trong cả một khối lượng dữ kiện của tác phẩm hay thi phẩm.
k. Phân tích văn phong, giọng điệu của từng tác gỉa v.v..
l. Hình dạng tác phẩm thường kết hợp khít khao giữa nội dung và kỹ thuật. Thí dụ như thơ. Nội dung kết hợp với kỹ thuật tạo ra nhiều thể loại như Phú, Đường, Lục Bát, Song Thất, Tự Do...
5. Xuôi, ngược trong văn kiện
Về mặt tích cực, văn kiện phát triển xuôi và rộng (không gian) so với văn bản. Ngoài phần chữ nghĩa trên mạng, văn kiện cho chúng ta thêm yếu tố nhạc, ảnh và uyển chuyển hình thức với nội dung bằng thảo trình.
Về mặt tiêu cực, lấy những hiện tượng kể trên làm bằng chứng thì văn kiện xem ra đang ở thời kỳ khai triển chứ chưa định dạng. Những phát biểu đi ngược lại văn bản như:
a. Không đầu đuôi (ngược với bố cục trong văn bản)
b. Tương tác nhiều người, nhiều môn, nhiều ngành, nhiều nơi... (ngược với tính độc đáo của tác giả trong văn bản)
c. Ngẫu nhiên (randomness, non-sens,...) ngược với có nguyên nhân, có ý nghĩa trong văn bản)
d. Nối kết không cùng (ngược với tính giới hạn, cô đọng và chọn lọc trong văn bản)
e. Cụ thể hóa (ngược phần nào với siêu hình, trừu tượng hóa trong văn bản)
f. Độc giả tự chọn và tạo cốt truyện (ngược với vai trò tác giả trong văn bản)
g. Không có tác giả, không có văn bản cố định (ngược với sự định dạng và phân loại trong văn bản)
h. Bắt nguồn từ kỹ thuật (nguồn gốc của hypertext là cải tiến kỹ thuật truy cập thông tin) ngược lại với cách cấu trúc các thể thơ trong văn bản.
k. ..
Trước những ý hướng trái ngược này, nếu bạn không cảm thấy chưng hửng cũng xét lại phương cách sáng tác hoặc đối chiếu văn kiện với các kỹ thuật thơ văn khác. Chắc chắn vận hành sáng tác không đảo lộn theo những trái ngược trên, chúng ta còn trên đường tìm những dạng kỹ thuật thích hợp với bản thể văn chương hơn.
Thí dụ vấn đề có nhiều tác gỉa trong văn kiện. Đem đối chiếu với lịch sử văn chương thì đã có nhiều tao đàn hoặc nhóm sáng tác (thơ xướng họa, liên hoàn, truyện liên khúc) nhưng xem ra văn chương vẫn chuộng sự độc đáo của một tác giả, vẫn tìm giọng lạ của một hai cá nhân. Những sáng tác nhiều người viết chung hình như chẳng để lại dấu tích nào. Lý do có thể giống như hoa hồng không sống trong cùng một loại đất với hoa sen. Sáng tác khác nghiên cứu, nó đòi hỏi sự tập trung vào một người, vào một xó cô đơn, vào một điểm không gian nào đó.
Theo hướng gạn chọn 24 chữ cái từ ngàn mẫu tự xưa, văn Cấu được đưa ra so sánh với văn kiện và văn bản để tìm những tinh hoa của mỗi loại đem áp dụng vào sáng tác.
II. Đối chiếu
Văn bản
Văn kiện
Văn "Cấu"
Thí dụ
Văn bản về truyện, thơ, kịch in trên giấy, xếp thành trang trong điện toán.
Trò chơi điện tử.
Những thơ, truyện, tranh, nhạc được viết hoặc đọc theo kỹ thuật điện toán chú trọng vào "ngẫu cơ" (randomness, non-sens, haphazard), "ảo".
Thơ - - Cấu, Truyện cấu, Phê cấu... Những văn bản hay văn kiện có khoảng trống hoặc ghi bằng ký hiệu nào đó để chỗ cho độc gỉa sáng tác thêm.
ví dụ
Âm bản, Nhạc bản, Kịch bản
Phòng thâu (studio)
Dương bản, Phim trường, Sân khấu.
Của tác gỉa
100% (tạo truyện)
0% (tạo và nối các dữ kiện)
Một tỉ lệ nào đó thí dụ 33%
Của độc gỉa
0%
100% (tự tạo, ngẫu kiện)
Một tỉ lệ nào đó thí dụ 33%
Hoàn cảnh
0%
0%
Một tỉ lệ nào đó thí dụ 33%
Cấu trúc
- Theo trật tự
- Tác gỉa toàn quyền
- Không trật tự
- Độc gỉa tự chọn
- Truyền cấu
- Tác gỉa, độc gỉa và hoàn cảnh cùng tạo ra
Căn cơ sáng tác
Kết hợp nội dung với hình thức (Nội dung giới hạn vào tâm tưởng, hình thức vào thể loại).
Dùng kỹ thuật (không có nội dung lẫn hình thức vì văn kiện biến dạng tự động theo thảo trình).
Truyền Ý sáng tác (nội dung mới truyền cấu hình thức mới).
Câu, đoạn
- Kín, nối dòng, chuyển đọan, sang chương.
- Hổng, nối tắt, đứt đọan, chọn chương.
- Mở trống, điền văn bản, thế văn kiện.
Bố cục và những khác biệt
- Đề-Trạng-Luận-Kết.
- Văn bản không thay đổi thường xuyên trừ khi tái bản hoặc cập nhật bằng chính tác giả.
- Không gian và thời gian tạo hoàn cảnh.
- Tính "ngẫu cơ" giới hạn ở chỗ suy luận siêu hình.
- Nhân - Qủa
- Thắc mắc - Giải nghĩa,
- vấn đề - Giải quyết,
- Bí mật - Bật mí,
- Bị oan - Được thưởng
- Hoặc xa hơn xíu nữa thành chương hồi, nối tiếp từng chuỗi nguyên nhân không theo hậu qủa tường tình.
- Cách kết có thể đưa ra từ một đến nhiều đề nghị hay giả thuyết. Có thể đóng lại trọn vẹn hay mở ra dang dở.
- Mở, không kết
- Văn kiện thay đổi ngay trong lúc đọc vì được tự động hóa bởi thảo trình.
- Không gian và thời gian ảo.
- Tính ngẫu cơ thể hiện trong 2 hay nhiều chỗ. (trong văn kiện và trong cách chọn của người đọc)
- Không theo hệ nhân qủa.
- không theo thưởng phạt hoặc bù trừ.
- Không giải đáp các nghi vấn của độc gỉa. Không để ý đến sự mong đợi của độc giả.
- Bố cục nhất thời vì văn kiện luôn tự thay đổi và truyện do độc gỉa ngẫu cấu mỗi lần đọc.
- Trực cấu
- Văn cấu lúc nào cũng có khoảng trống để độc giả sáng tác theo hồn và hứng lúc đọc hoặc diễn.
- Thời cấu
- "ngẫu cơ" biến thành "tình cơ" thể hiện qua truyền cấu. (tự cấu tạo khi tác giả sáng tác và khi người đọc tham gia, tức là từ cố định (tác giả) đến vô định (các người đọc)).
- Chú trọng vào những cảm hứng lạ xảy ra trong khi sáng tác.
- Uyển chuyển từ dạng này qua dạng khác không theo hệ lý lẽ hay luật cố định nào.
- Cách kết biến chuyển theo sự tương tác giữa tác giả - - độc giả - - hoàn cảnh.
Thực-ảo
- Có đối chiếu hoặc mô phỏng với thực tại.
- Ngẫu cơ (randomness)
- Giải cấu
Thái độ và trình độ
- Thưởng thức
- Đòi hỏi kiến thức.
- Chơi, luyện (simulation).
- Cung cấp kiến thức.
- Sống (live)
- Tự thích ứng.
Sáng tác
- Từ vô thức phát tiết vào thể thức. (Trường hợp thiên tài)
- Công thức (theo thảo trình)
- Vận hành tinh thần
Thẩm mỹ
- Dựa trên ý nghĩa (tạo trật tự, tạo hòa hợp, vận hành về hoàn hảo)
- Dựa vào vô tính: thua, thắng, tốt, xấu, lợi, hại, thực, ảo, có tình, có lý, phản tình, vô lý, nhân bản, phản nhân bản..., đều có thể xảy ra.
- Dựa trên qúa trình. (Truyền cấu tạo dạng tác phẩm).
Điểm khác nhau
- Kể
- Nén (nghĩa bóng)
- Siêu hình (nhân vật ẩn trong ngôn ngữ, độc gỉa tha hồ tưởng tượng)
- Chọn
- Nở
- Cụ thể (nhân vật hiện ra làm chết đi mọi cách hình dung nơi mỗi độc gỉa.
- Cấu Tạo
- Cấu kết
- Biến chuyển (nhân vật sống theo người kể hoặc người diễn)
Điểm giống nhau
- Kể giữa khung cảnh thiên nhiên. (người nghe có thể nghe một nửa, có thể lơ đãng ra khỏi văn bản, có thể suy tư một điều gì khác. Các trường hợp này giống như xảy ra trong văn kiện và một phần văn "cấu")
- Khi chỉ có một cách chọn để tạo thành truyện thì giống như văn bản.
- Giới hạn cách chọn vào sự gợi ý. (giống một phần văn "cấu")
- Khi độc gỉa không tham gia. (Làm thinh hoặc chấp nhận sự gợi ý của tác giả. Thí dụ:
Anh - - em
Tác giả gợi ý:
Anh họa em
Anh ART em
Anh $$ em
Thêm chỗ văn kiện:
thay văn kiện bằng nhạc, mầu, thảo trình...)
Anh (văn kiện) em
Khung
- Có thời thế. Dùng mỹ từ pháp để mô phỏng khung cảnh của truyện, kịch, thơ.
- Không gian ảo (Hyperspace).
- Dùng thảo trình.
- Thời Cấu, Tương tác tâm sinh lý.
Lợi
- Có ý nghĩa (chuyện)
- Có mô phỏng và đối chiếu (với thực tại).
- Có vận hành trí não (vì trình tự).
- Tác giả viết-> độc gỉa kể, diễn -> người nghe thưởng thức.
- Độc gỉa hành động tự do hơn (tự do chọn sách, chọn trang, chọn ngừng, chọn chỗ, chọn giờ, chọn truyện, chọn chủ đề, chọn mở, chọn đóng, chọn đọc đi đọc lại, tự do tưởng tượng, tự do đọc thầm, đọc lớn, đọc tắt. Tự do chọn nhân vật, tự do phân tích...)
- Tạo ra 2 thế giới cùng hệ đối chiếu để tạo ý nghĩa, suy niệm, cảm xúc, tò mò, ám ảnh, khám phá... ảnh hưởng đến tâm sinh lý.
- Dễ phê bình vì có đối chiếu.
- Giữ được sử tính.
- Nhanh, gọn, đầy đủ
- Làm độc gỉa đối diện với đủ mọi đề tài, đủ mọi tình huống, đủ mọi thứ không phân biệt thích hay không.
- Cập nhật hóa từng khoảng khắc.
- Những dữ kiện có thể biến chuyển một cách ngẫu cơ tạo ra một văn kiện luôn luôn mới.
- Đưa độc gỉa đến các thế giới hoàn toàn khác so với những tính toán hoặc sự mong đợi của họ. Trường hợp không có hệ đối chiếu này biến văn kiện thành một loại trò chơi giải trí.
- Mai kia nếu kỹ thuật lập được thảo trình văn kiện chạy ngay trong óc người thì văn chương sẽ không còn ranh giới với văn hóa, nghề nghiệp, địa lý... (thí dụ, lúc đó nó sẽ biến thành văn chơi).
- Cho phép các khác biệt về cá tánh, về văn hóa, về ngôn ngữ, về các ngành nghệ thuật, về chủng tộc, về tâm lý, về tôn giáo, về khoa học... kết hợp lại với nhau. (những chỗ trống trong văn bản dành cho nhạc, ngữ, ngôn, tranh,..., dành cho cả nhân loại tham gia)
- Tương tác với mọi khía cạnh của sáng tác. Đối chiếu và cập nhật hóa ngay trong khi đọc hoặc diễn.
- Độc gỉa tham gia theo trình độ nghệ thuật của chính họ. (Tự sáng tác vào những phần để trống theo tâm tưởng và trình độ của mình)
- Kết hợp được những ưu điểm của văn bản và văn kiện. Phần tác giả vừa có tính cố định, vừa có chỗ gợi ý.
- Độc gỉa chính là người phê bình có sáng tác.
- Dung hòa hay triệt tiêu được tính chủ quan khi sáng tác và khách quan khi đọc.
Giới hạn
- Không dễ cập nhật
- Không tra cứu những mục lục, thư lục, ngữ vững, chú thích bằng nối tắt: nhanh, gọn.
- Văn bản không thay đổi.
-Tác gỉa viết từ đầu đến cuối, không có sự tham gia trực tiếp của độc gỉa trong văn bản.
- Khỉ leo trèo giỏi hơn người. Óc điện toán vận hành khác óc người. Sự chênh lệch trong cách vận hành máy và người tạo ra nhiều thứ trái cẳng ngỗng. Thí dụ máy có thể vừa nói, vừa phát nhạc, vừa đọc chữ, vừa hiện ảnh...tất cả cùng một lúc. Người thì ngược lại, có nhiều cảm giác phải cảm nhận hay biểu lộ tuần tự. Hiện tượng này gây ra sự lạc đề, bỏ ngang, bội thực thông tin.
- Độc gỉa bị điều kiện hoá (theo dữ kiện, theo giờ, theo phim, theo nhạc v.v..)
- Những điểm lợi của văn bản.
- Phê bình chỉ nhắm vào phần kỹ thuật vì tính ngẫu cơ làm cho văn kiện không có tác phẩm.
- Bắt độc gỉa phải tham gia bằng một hay nhiều cách (làm thinh, điền chữ, tạo ý, thêm dữ kiện)
- Phê bình có nhiều yếu tố định dạng thẩm mỹ của tác phẩm hơn. Có tâm tưởng của tác giả lúc sáng tác, có hứng của độc gỉa khi đọc, có biến cấu của hoàn cảnh khi diễn.
III. Nhận định
Văn nghệ sĩ đích thực là người luôn luôn tìm kiếm các phương tiện lạ để diễn tả những tâm tưởng lạ (Lạ tạo ra mới). Nếu có tâm tưởng lạ mà không tìm ra được hình thức lạ thì nghệ sĩ đó chưa đạt mức sáng tạo, giống như đem tranh rạ làm mái cho căn nhà có phương án lợp ngói.
Nói vậy để chúng ta đừng để một dạng kỹ thuật nào áp chế sáng tác. Chưa có phương tiện bằng vật liệu hay kỹ thuật nào thay được sự linh động (live) của người kể truyện hay diễn thơ. Ý hướng sáng tác phải phác ra dạng tác phẩm để đừng có sự thừa, hở, lệch giữa nội dung và hình thức. Tác gỉa lo phần sống của văn chương để phần thể tự lập dạng. Người sống với sách vở, tác phẩm sẽ lập dạng theo sách vở. Mai kia sách vở nhường chỗ cho điện toán, tác phẩm sẽ mang dạng điện toán. Bàn về phương tiện diễn tả tâm hồn là thảo luận chung chung đến những cách truyền dạng sáng tác cho hiệu quả. Kẻ sáng tác mang ý hướng sáng tác đi tìm vùng đất tốt. Không có sự trái ngược giữa văn bản và văn kiện và kỹ thuật chỉ để phục vụ cho ý hướng sáng tác.
Phần B. Đọc để sáng tác
I. Tóm tắt
Sáng tác là tạo tình giữa tưởng tượng và thực tế, là truyền cấu giữa cụ thể và trừu tượng, là gặp gỡ giữa siêu hình và phàm tướng. Văn bản, văn kiện, văn cấu hay văn gì đi nữa đều không phải là bản thể mà chỉ là nơi hò hẹn, cách tỏ tình, một món qùa, một hình thức nào đó của sáng tác.
Những hình thức bề ngoài có phân loại, gọi tên, định nghĩa này gọi chung là "văn chương" và đặc biệt dành cho những người không sáng tác.
Riêng với người sáng tác, không có hai lần tạo tình giống nhau. Không có hai trường hợp truyền cấu như nhau. Không có hai lần gặp gỡ cùng một đề tài.
Một bài thơ lục bát cổ 100 năm hay chỉ mới cách một phút, đọc để sáng tác khác xa với đọc để phê bình hay thưởng thức.
Về kỹ thuật: "Đọc để sáng tác" cũng giống như chuyển văn bản thành văn kiện, văn kiện thành văn cấu. Bản thể bài thơ đó lúc nào cũng vậy nhưng nơi gặp gỡ có thể là thảo trình điện toán, luồng truyền cấu, vài trang sách. Qúa trình tạo tình có thể là âm thanh, điệu bộ khi đọc hoặc diễn.
Nói như vậy để chúng ta đi đến một ý niệm là chữ nghĩa, văn phạm, tranh ảnh, điện toán chỉ là một phần kỹ thuật, một chút thời thế của cách sáng tác. Thí dụ so sánh ba câu:
a. Sáng tác (động từ) là tạo tình giữa tưởng tượng và thực tế. (đúng văn phạm nhưng sai ý)
b. Sáng tác (động từ) là cuộc tình giữa tưởng tượng và thực tế. (Sai văn phạm nhưng đúng ý)
c. Sáng tác - - tình giữa tưởng tượng và thực tế. (thay văn phạm bằng cách hình dung)
Người đọc không sáng tác thì chọn câu a., Người sáng tác chọn câu b. Người đọc để sáng tác thì hình dung theo câu c. Vậy, cách hình dung không trùng với ý, ý không trùng với văn phạm. Suy ra: văn bản, văn kiện, văn cấu đều biến dạng trong cách đọc để sáng tác. Tức là không có một dạng tác phẩm cố định nào trong cách đọc sáng tác. "Ý tại ngôn ngoại" có thể thêm: "dạng ở ngoài thể". Áp dụng vào thực tế, thí dụ khi chuyển văn bản qua văn kiện, phần ngôn ngữ cũng phải biến dạng theo những phương tiện truyền thông mới.
II. Bằng chứng:
1. Nguyễn Du
Ông đã đọc tiểu thuyết "Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân ra thể Lục Bát. Chúng ta cũng có thể đọc Kiều ra thể văn kiện, văn Cấu hoặc một thể mới nào đó.
2. Đoàn Thị Điểm
Bà đã đọc Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn từ thể "Cổ Nhạc Phủ" (câu dài câu ngắn không nhất định) ra dạng Song Thất Lục Bát.
3. Người dịch
Và rất nhiều người dịch thơ văn giữa các ngôn ngữ đã đổi cả lời lẫn thể giống trường hợp Nguyễn Du và Đoàn Thị Điểm.
Những bằng chứng này đủ cho chúng ta hiểu rằng đọc để sáng tác là cách đọc đúng nghĩa văn chương nhất. Các loại phương tiện thông tin còn lại chỉ đóng vai trò trung gian nhất thời. Nếu ai lấy phương tiện thông tin như vần, luật, giấy, điện toán để sáng tác thì đó là thợ.
Người viết xin chấm dứt tại đây. Ai muốn phiêu du vào vô tận, xin tiếp tục bấm vào:
III. Văn bản là gì?
IV. Văn Kiện là gì?
V. Văn Cấu là gì?